Bệnh Đường Ruột Tôm, Biện Pháp Phòng & Trị Bệnh

 13:06 19/06/2020        Lượt xem: 1734

Bệnh Đường Ruột Tôm, Biện Pháp Phòng & Trị Bệnh

Đường ruột tôm là bộ phận quan trọng nhất của tôm và chúng có cấu tạo rất đơn giản  nên rất dễ mẫn cảm với các bênh đặc biệt là bệnh đường ruột. Bệnh đường ruột ở tôm khá phổ biến như phân trắng, phân đứt khúc, viêm đường ruột....

 

Nguyên Nhân Của Bệnh Đường Ruột Trên Tôm

  1. Do thức ăn: Thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị mốc, chứa độc tố,...khi cho tôm ăn phải các loại thức ăn này sẽ bị bệnh đường ruột.
  2. Do tảo độc: Trong ao nuôi thường tồn tại nhiều loại tảo khác nhau, trong đó có nhiều loại tảo có khả năng tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột tôm không thể hấp thụ thức ăn được. Điển hình như tảo lam, khi trong ao có nhiều tảo lam sẽ có tình trạng tôm bị phân trắng, phân đứt khúc do tôm ăn tảo lam và không thể tiêu hóa được.
  3. Do ký sinh trùng đường ruột: Các loại ký sinh trùng bám trên thành ruột làm tôm bị bệnh đường ruột.
  4. Do vi khuẩn: Vi khuẩn Vibrio cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh phân trắng trên tôm. Khi môi trường ô nhiễm các loài vi khuẩn, virus phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể tôm gây bệnh.

 

Triệu Chứng:

  • Tôm giảm ăn rõ rệt, tôm ít ăn chậm lớn.
  • Đường ruột tôm bị đứt thành từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột.
  • Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm. Khi kiểm tra nhá, phân tôm không suông dễ rã, màu sắc phân nhợt nhạt khác với màu phân bình thường (thường kiểm tra sau bỏ nhá 15-20 phút).

 

Phòng & Trị Bệnh Đường Ruột Trên Tôm

            Phòng Bệnh:

- Dùng GENCO: 5g/kg thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày, liên tục 2 ngày, Định kỳ 7 ngày lặp lại một lần.

- Hoặc HEPATOL: 7 ml/ kg thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày, liên tục 2 ngày, Định kỳ 7 ngày lặp lại một lần.

              Trị bệnh:

  1. Cần phát hiện sớm lúc mới bị nhẹ (dấu hiệu mờ khúc ruột cuối, chưa đứt khúc, tôm chưa rớt đáy): Trộn GENCO: 6g/kg thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày, liên tục 3 - 4 ngày.
  2. Phát hiện trễ khi đường ruột đã bị đứt khúc phần cuối và tôm đã rớt thì điều trị bằng cách sau:
  • Trộn GENCO: 8g/kg thức ăn, cho liên tục 3 - 4 ngày.
  • Trộn HEPATOL: 10 ml/ kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 - 4 ngày.

Cử sáng và trưa trộn HEPATOL, Cử chiều và tối trộn GENCO.

- Lưu ý : Trong quá trình nuôi nếu phát hiện tôm có triệu chứng bệnh đường ruột, phân tôm không tốt thì chỉ cần dùng GENCO8g/kg thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày, liên tục có thể 2 hoặc đến 4 ngày tùy từng trường hợp. Khi thấy đường ruột tôm đã ổn định, phân tôm tốt thì dừng lại không cần phải cho ăn thuốc tiếp tục. Nếu sau một thời gian phát hiện tôm lại có triệu chứng bị bệnh đường ruột thì tiếp tục dùng liệu trình điều trị trên vì GENCO không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm và không bị dính yếu tố kháng sinh sau khi sử dụng.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Tổng lượt truy cập106.932
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây